Lọc gió điều hòa ô tô là gì: Chức năng và nguyên lý hoạt động
Không khí bẩn có thể gây khó chịu hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho sức khỏe của người lái và hành khách. Hệ thống lọc gió điều hoà ô tô giúp lọc sạch bụi bẩn trong cabin, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Lọc gió điều hòa ô tô là gì?
Lọc gió điều hòa ô tô là một loại bộ lọc được sử dụng trên các phương tiện cơ giới hiện đại, nhằm đảm bảo không khí sạch cho người lái và hành khách. Hầu hết các bộ lọc không khí cabin ô tô đều “bẫy” các hạt không khí đi vào xe thông qua hệ thống sưởi và lỗ thông hơi điều hòa không khí. Một số loại hệ thống lọc tinh vi hơn có thể khử mùi hôi để không khí trở nên trong lành và dễ chịu hơn.
Bộ lọc gió điều hòa ô tô điển hình có hình dạng một tấm màn lọc phẳng, được tạo nên từ cách rảnh vải cotton và khung bao bọc xung quanh. Hình dạng của các bộ lọc này khác nhau tùy thuộc vào loại và mô hình xe hơi.
Lọc gió điều hòa ô tô là hệ thống tiêu chuẩn được lắp đặt trên các dòng xe hiện đại (Nguồn: Sưu tầm)
Trước kia, hầu hết các dòng xe ô tô có chỉ sử dụng bộ lọc gió động cơ. Tuy nhiên, vào khoảng năm 2000, khi các nhà sản xuất ô tô bắt đầu tích hợp bộ lọc không khí cabin vào ô tô của họ, hệ thống này đã trở nên phổ biến hơn. Kể từ đó, bộ lọc gió điều hòa ô tô đã trở thành một yếu tố quan trọng đối với hầu hết các dòng xe hiện đại.
Chức năng của lọc gió điều hòa ô tô
Hệ thống lọc gió điều hòa ô tô hỗ trợ ngăn cản khói bụi và các thành phần ô nhiễm khác tồn tại trong không khí. Ngoài ra, bộ lọc còn có chức năng “bẫy” những thành phần có kích thước lớn hơn khi lái xe trong môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như: cát, côn trùng, lá cây… Nhờ đó, không khí trong xe sẽ được lọc sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe đường hô hấp cho hành khách ngồi trên xe, đặt biệt là người già và trẻ em.
Ngoài ra, bộ lọc gió điều hòa ô tô còn có chức năng loại bỏ mùi hôi, giúp không khí bên trong xe trở nên trong lành hơn, mang lại cho người ngồi trên xe thoải mái và dễ thở. Mặt khác, bộ lọc cũng giúp hệ thống điều hòa và sưởi ấm hoạt động tối ưu. Bằng cách ngăn chặn các phần tử bụi bẩn, những lỗ thông hơi trong xe được bảo vệ khỏi thiệt hại do không khí gây ra, giúp kéo dài tuổi thọ của những hệ thống này.
Hệ thống lọc không khí giúp đảm bảo sức khỏe cho người lái và hành khách (Nguồn: Sưu tầm)
Lọc gió điều hòa ô tô hoạt động như thế nào?
Quá trình hoạt động của hệ thống lọc gió điều hòa ô tô có thể được mô tả như sau:
- Khi cửa sổ đóng, không khí sẽ đi vào cabin thông qua hệ thống thông gió của xe. Luồng không khí này sẽ đi qua lò sưởi, quạt thông gió và điều hòa.
- Trước khi đến hệ thống sưởi và hệ thống AC, không khí phải đi qua bộ lọc điều hòa ô tô.
- Bộ lọc sẽ thực hiện chức năng giữ lại các chất ô nhiễm mà không ảnh hưởng đến luồng không khí. Trong một số hệ thống, vật liệu lọc được tích điện để tăng hiệu quả của lọc sạch.
Khi đó, các loại hạt như bụi, phấn hoa, khói thải hoặc các mảnh vụn lớn hơn như côn trùng và lá cây sẽ bị mắc kẹt lại tấm lọc.
Bụi bẩn trong không khí sẽ bị cản lại khi đi qua bộ lọc (Nguồn: Sưu tầm)
Một số lưu ý khi sử dụng lọc gió điều hòa ô tô
Hệ thống lọc gió điều hòa ô tô có tác dụng làm sạch không khí, mang lại cảm giác dễ chịu cho người ngồi trong xe. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tối đa, chủ xe cũng nên chú ý một số vấn đề sau:
- Không nên lấy gió ngoài khi lái xe trên đoạn đường có nhiều bụi bẩn.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng của bộ lọc và bảo dưỡng định kỳ.
- Không nên để cho đến khi tấm lọc quá bẩn mới bắt đầu chăm sóc.
- Nếu tấm lọc không thể bảo dưỡng được nữa, cần thay thế phụ kiện mới.
- Việc thay thế lọc gió điều hòa ô tô cần tuân thủ theo những quy định của hãng xe.
Khi lọc gió điều hòa ô tô bị bẩn, không chỉ có chức năng lọc và khử mùi bị mất đi, mà ngay chính bộ lọc cũng trở thành “lãnh địa” của vi khuẩn, rất có hại cho sức khỏe của người ngồi trong xe trong thời gian dài.Việc kiểm tra và vệ sinh thường xuyên sẽ giúp hệ thống lọc gió điều hoà ô tô đạt hiệu quả tối đa trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm về cách vệ sinh lọc gió điều hoà ô tô.
Bộ lọc điều hòa ô tô quá bẩn sẽ gây ra tác dụng ngược lại đối với người ngồi trong xe (Nguồn: Sưu tầm)