1. Điều kiện bảo quản xe ô tô
Khi để ngoài trời ô tô không có mái che hoặc không được phủ bạt bảo vệ sẽ bị tác động bởi bụi, khói bẩn có trong môi trường làm cho bề mặt kính chắn gió bị bám bẩn mà mắt thường khó nhìn ra được, lâu dần sẽ làm xước gạt mưa dẫn đến gạt không sạch.
Do đó, trước khi thay gạt mưa cần phải làm sạch bề mặt kính chắn gió theo từng bước:
✅ Sử dụng đất sét tẩy bụi sơn (Cleaner Clay) để chà kỹ bề mặt kính.
✅ Xịt dung dịch tẩy rửa chuyên dụng vào những vùng kính đã dùng đất sét tẩy bụi, sau đó dùng khăn chuyên dụng lau sạch.
2. Kiểm tra, xử lý bề mặt kính chắn gió và các bộ phận liên quan đến chức năng gạt mưa
✅ Kính chắn gió bị ố, mốc: phải tẩy rửa bằng hóa chất chuyên dụng.
✅ Kính chắn gió bị xước: phải đánh lại kính bằng máy chuyên dụng.
✅ Kính chắn gió bị nứt: phải hàn, đánh lại kính hoặc thay mới (nếu bắt buộc).
✅ Cần gạt bị lỏng, có độ rơ: phải siết chặt lại hoặc thay mới (nếu bắt buộc).
✅ Lắp sai kích thước gạt mưa: phải chuyển về đúng kích thước nguyên bản trên xe.
3. Kiểm tra nước rửa kính
Sử dụng nước rửa kính pha sẵn hoặc tự pha đều phải có thương hiệu, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật có tác dụng làm sạch bề mặt kính và dưỡng lưỡi gạt cao su.
Chú ý: nguồn nước pha bắt buộc sử dụng nước lọc tinh khiết RO để chống đóng bám cặn canxi.
4. Sử dụng đúng chức năng của gạt nước
Nhiều lái xe có thói quen bật gạt mưa mà không bật chế độ phun nước rửa kính trước khi gạt, như vậy rất dễ làm hỏng lưỡi cao su gạt mưa và làm xước bề mặt kính chắn gió.
Vậy nên, khi muốn bật chức năng gạt nước thì phải luôn bật trước chế độ phun nước rửa kính để làm sạch các chất bẩn bám trên bề mặt kính chắn gió. Tác dụng của việc phun nước rửa kính trước khi gạt là:
👉 Làm giảm ma sát tiếp xúc giữa lưỡi gạt cao su với bề mặt kính,
👉 Giúp tăng độ êm ái khi gạt,
👉 Tăng độ bền của lưỡi gạt và tránh gây ra tình trạng xước bề mặt kính chắn gió.